Phần 6: Digital Marketing công đoạn quan trọng nhất
Khi đã có nguồn hàng, hoàn thiện quy trình quản lý thì Marketing lại là công đoạn quan trọng nhất, bởi vì chẳng ai trong chúng ta muốn nhìn thấy cảnh hàng đầy kho mà không cách nào bán được.
Công đoạn này Tôi khuyến nghị, nếu bạn không nhạy bén về Marketing, thì nên hợp tác (hoặc thuê) những con người có khả năng làm tốt việc này. Không biết làm marketing bạn sẽ không bao giờ bán được hàng. Hầu như những người kinh doanh online luôn “chết” ở giai đoạn này.
7 xu hướng Digital Marketing đảm bảo độ hiệu quả.
Nếu không học, bắt buộc trong team/nhân sự của bạn phải có người làm tốt về Digital Marketing. Tức là phải biết cách quảng cáo tiếp thị trên môi trường online.
Thực tế ở Việt Nam, marketing đã đến giai đoạn 4.0, mà nhiều ông thần vẫn marketing kiểu bố đời, cứ nghĩ có sản phẩm là khách hàng tự tìm đến như 1.0 vậy.
Bạn phải hiểu rõ: Bạn có sản phẩm, nhiều người khác cũng có => Khách hàng có nhiều lựa chọn. Tới lúc này, bạn phải trả lời được câu hỏi: “Vì sao khách hàng lại chọn bạn mà không phải shop khác”?
Cũng không hẳn khó, Tôi sẽ giúp bạn với những xu hướng marketing đón đầu thời đại sau:
1. Không chỉ bán, hãy là người chia sẻ.
Việc xuất hiện quá nhiều mặt hàng cùng chung 1 mục đích dẫn tới nhu cầu về kiến thức của người dùng ngày càng tăng.
Họ không chỉ tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mục đích của họ nữa, mà còn tìm kiếm nhiều thông tin để hiểu rõ hơn: Chọn loại nào tốt nhất, so sánh giữa các thương hiệu, review từ người dùng hoặc tìm sản phẩm nào hợp với nhu cầu & túi tiền,…
Nếu thông tin bạn đưa ra càng rõ ràng, hoặc có luôn những thư viện chia sẻ (Blog hay video là những sự lựa chọn hợp lý), bạn sẽ thu hút cực nhiều khách hàng đến từ các công cụ tìm kiếm 1 cách miễn phí.
Áp dụng với những nền tảng quảng cáo trả phí, những kiến thức, lời khuyên mà bạn dành cho khách hàng thực sự là 1 vũ khí sắc nhọn.
Chẳng hạn Homify là một dịch vụ kết nối khách hàng đang có nhu cầu về nội thất với các chuyên gia, thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này. Homify xây dựng mục tạp chí chia sẻ rất nhiều kiến thức hay & thu hút hàng loạt khách hàng từ đây.
Quy tắc chuẩn là chia sẻ 80%, bán hàng 20%, thậm chí là 90-10, nhiều người chấp nhận cho đi 100% từ ban đầu.
Tuy nhiên hiện trạng kinh doanh online ở Việt Nam bây giờ vẫn tập trung chăm chăm vào bán hàng. Cứ nghĩ xây dựng 1 cái store online, xây dựng 1 Fanpage chạy quảng cáo là có khách.
Điều đó chỉ xảy ra nếu như bạn có 1 nguồn hàng vô cùng độc lạ, hoặc rẻ vcl (vô cùng luôn), thì lúc này bạn sẽ dùng nó để dập những đối thủ khác.
Hoặc chỉ khi bạn là hot girl, người có sức ảnh hưởng cao (influencers) thì khách hàng sẽ tin vào con người của bạn.
Còn không, hãy là người chia sẻ & kể chuyện.
2. Omnichannel đang là xu hướng.
Khi bán hàng online, tuyệt đối đừng phụ thuộc vào duy nhất bất cứ nền tảng nào, cho dù nó mang cho bạn lợi nhuận nhiều đến mấy.
Trên các group về kinh doanh, digital marketing, hẳn bạn đã quá quen với những lời “bán than” tương tự như thế này:
Trên các group về kinh doanh
Trường hợp Facebook khóa tài khoản quảng cáo xảy ra như cơm bữa. Nếu như bạn kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào Facebook Ads, tới khi tài khoản gặp vấn đề, bạn sẽ điêu đứng.
Nhưng, mọi chuyện sẽ không thành vấn đề nếu như bạn có các kênh khác đẩy đơn hàng về như:
-
Adwords
-
SEO
-
Store thương mại điện tử
-
Instagram
-
Youtube
-
Mạng lưới cộng tác viên….
Omnichannel, hiểu nôm na là bán hàng đa kênh, nhưng ở level cao hơn.
Nếu bạn biết cách triển khai tốt, bạn sẽ không phụ thuộc bất cứ kênh nào. Ngoài ra các kênh còn mang tính bổ trợ lẫn nhau, nhằm mục đích cho tiếp thị lại hoặc tăng nhận diện thương hiệu của bạn.
Nhưng lưu ý rằng, để triển khai được bán hàng đa kênh. Ban đầu bạn phải có hiệu quả trên 1-2 kênh trước & có đủ đội ngũ, nhân sự chuyên môn để làm. Đặc biệt là công việc sử dụng data của các kênh mang lại sự đồng nhất & bổ trợ lẫn nhau.
3. Video đang là xu thế.
Bạn đã bao giờ gặp những livestream bán hàng, kinh doanh dịch vụ tương tự như thế này:
Hay trên Youtube:
Thực sự, các nền tảng đang có 1 sự ưu ái không hề nhẹ cho Video:
-
Facebook ưu tiên hiển thị video, đặc biệt là Livestream
-
Google thì khỏi bàn, có nền tảng video lớn nhất thế giới là Youtube
-
Facebook mua lại Instagram để triển khai nền tảng dành riêng cho video
-
Các mạng xã hội video xuất hiện ngày càng nhiều.…
Không còn bàn cãi gì nữa, video đang dần trở thành xu thế. Người dùng (bao gồm khách hàng tiềm năng của bạn) đã trở nên lười đọc và siêng xem video hơn.
Trước đây, bạn chỉ cần đăng 1 bài quảng cáo bao gồm các hình ảnh, mô tả sản phẩm thì cũng có thể có khách hàng. Nhưng bây giờ cạnh tranh đã cao, những thứ ấy đã quá tầm thường, ai cũng có thể làm.
Bạn nên bắt kịp xu thế bằng việc sản xuất ra những nội dung có giá trị cao hơn, và ở định dạng phù hợp hơn.
Video vừa chia sẻ vừa bán hàng là cách rất tốt nhất để bạn làm điều đó.
Nói vậy không có nghĩa rằng những nội dung bằng chữ hay hình ảnh là vô giá trị. Nó vẫn phát huy tác dụng, Tôi chỉ nhấn mạnh rằng bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi áp dụng video.
4. Đầu tư cho Visual Marketing.
Visual Marketing được gọi là “marketing thị giác”, nó mang lại sự rõ ràng, chuyên nghiệp, tin cậy, uy tín. Những điều đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi trong bán hàng.
Dân kinh doanh Việt Nam rất ngại đầu tư vào Visual Marketing, hãy để cho Tôi lấy 1 vài ví dụ ở thị trường quốc tế:
Hãy cho Tôi biết cảm giác của bạn khi vào 1 store tương tự như Minaal
Hãy xem sự đầu tư về hình ảnh của Almost Verified trên Instagram
Bạn thấy sản phẩm này trên Taobao được chụp như thế nào ?
Nếu bạn đầu tư cho Visual Marketing tốt, Tôi tin chắc rằng doanh số của bạn sẽ tăng đáng kể.
Rất tiếc ở Việt Nam tỉ lệ làm được khá thấp, thực sự rất ít người làm được. Thường là những startup chuyên nghiệp chút thì họ sẽ đầu tư.
Trong khi Tôi làm ở thị trường quốc tế – Visual Marketing là 1 thứ gì đó mang tính chất “bắt buộc” nếu muốn chạy đua được với các đối thủ khác.
Visual Marketing không chỉ riêng về hình ảnh, nó còn bao gồm cả:
-
Giao diện website của bạn.
-
Cách bạn trình bày nội dung.
-
Cách bạn trình bày sản phẩm trên store.
-
Cách bạn tạo mẫu quảng cáo (creative)…
Nói chung là cách mà nội dung của bạn xuất hiện trước mắt của khách hàng.
5. Chatbot – Hãy bắt kịp xu hướng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chat bot ở trên blog của mình.
Bạn cũng đã từng gặp những con bot như thế này đâu đó trên Fanpage, nó ngày càng phổ biến.
Chẳng hạn như, con bot dưới đây khảo sát thông tin từ Tôi để gợi ý thẻ tín dụng hợp lý:
Hiện tại, các trường hợp sử dụng Chatbot để thu thập thông tin khách hàng, đưa ra các gợi ý, hoặc hỗ trợ nhanh 1 vấn đề nào đó đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Bạn cũng chưa cần áp dụng nó ngay lập tức, vì cũng chưa có nhiều hướng dẫn chuẩn. Mà ở thời khắc này, bạn nên tiếp cận nó 1 cách từ từ và có thể tạo những con bot đầu tiên dựa vào các nền tảng miễn phí.
Sau 1 thời gian, sẽ có nhiều câu chuyện thành công với chatbot hơn, bạn sẽ tự biết phải áp dụng nó như thế nào cho mô hình kinh doanh của bạn.
6. Sử dụng sức mạnh của Email Marketing để biến khách truy cập thành người mua
Khi bạn xây dựng danh sách khách hàng, nghĩa là bạn đang tạo ra một trong những tài sản có giá trị nhất trong kinh doanh trực tuyến. Khách hàng và người đăng ký của bạn đã cho phép bạn gửi email marketing. Điêu đó có nghĩa:
Bạn đang cho họ những thứ họ thực sự muốn.
Bạn đang phát triển mối quan hệ dài hạn với khách hàng.
Có khả năng đo lường được phản hồi của khách hàng.
Tiếp thị qua email rẻ hơn và hiệu quả hơn quảng cáo in ấn, TV hoặc radio bởi vì nó nhắm mục tiêu cụ thể hơn, chính xác vào khách hàng tiềm năng.
Bất cứ ai truy cập trang web của bạn và chọn tham gia vào danh sách của bạn là rất tiềm năng đó. Tất nhiên, không có công cụ nào tốt hơn email để theo dõi và tương tác với những khách hàng tiềm năng đó.
7. Tăng thu nhập của bạn thông qua back-end sales và upsell
Một trong những chiến lược tiếp thị internet quan trọng nhất là phát triển giá trị suốt đời của mỗi khách hàng (LTV). Ít nhất 36% những người đã mua hàng của bạn một lần sẽ mua thêm bạn lần nữa nếu bạn chăm sóc và tương tác tốt với họ. Kết thúc đợt bán hàng đầu tiên là phần khó nhất – chưa kể đến mức đắt nhất.
Vì vậy, hãy sử dụng back-end sales và upsell để thu hút họ mua hàng thêm lần nữa:
Cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm đầu tiên họ mua.
Gửi phiếu giảm giá online cho khách hàng trung thành để họ có thể mua lại vào lần tiếp theo.
Cung cấp sản phẩm có liên quan trên trang “Cảm ơn” của bạn sau khi mua.
Tặng ưu đãi cho khách hàng trung thành của bạn để họ trở thành khách hàng thân thiết.